Năm loại nước thải thường gặp và giải pháp công nghệ?

Năm loại nước thải thường gặp và giải pháp công nghệ?


14/08/2019

NĂM LOẠI NƯỚC THẢI THƯỜNG GẶP VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ  ?

1. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh nhiều nhất hiện nay. Nó được sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt vệ sinh của con người. Thành phần ô nhiễm chính là các chất hữu cơ chủ yếu là Cacbonhydrat, Amoni hữu cơ, Nito hữu cơ, Photpho hữu cơ và Coliform.

Vấn đề - Amoni và tổng Nito

Vấn đề gây khó khăn trong việc xử lý nước thải sinh hoạt nhất chính là Amoni và tổng Nito. Amoni phát sinh chính từ nước tiểu, Nito hữu cơ phát sinh từ nguồn thực phẩm dư  thừa trong quá trình sinh hoạt.

Khi quá trình chuyển hóa Nito không được xảy ra hoặc xảy ra không triệt để sẽ không thể kết thúc vòng tuần hoàn Nito,khi đó Nito trong nước thải không được đưa ra ngoài.

Giải pháp

Hiện nay có nhiều cách để xử lý Amoni và Nito hữu cơ trong nước thải như thẩm thấu ngược, phương pháp hóa học. Tuy nhiên nhìn chung giải pháp được đánh giá cao về hiệu quả, giá thành và an toàn nhất vẫn là sử dụng vi sinh vật vào vòng tuần hoàn chuyển hóa Nito.

Vậy tại sao việc xử lý Nito vẫn là một bài toán khó ? Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa không được triệt để, hoạt động chuyển hóa của vi sinh vật bị gián đoạn do các yếu tố ngoại quan tác động như: điều kiện oxi, tỷ lệ dinh dưỡng, vòng đời của vi sinh vật. Hiểu được những vấn đề đó sẽ có thể tùy chỉnh cho phù hợp, hỗ trợ quá trình xử lý được diễn ra hiệu quả nhất.

 

2. Nước thải tẩy rửa 

Nước thải tẩy rửa được sinh ra nhiều từ quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp như: sản xuất ô tô, sơn, sản xuất phụ kiện điện tử, ngành in, bao bì, tái chế…

Vấn đề - COD 

Khó khăn nhất trong việc xử lý loại nước thải này là hàm lượng các chất hữu cơ khó phân hủy có trong nước, được đo bằng chỉ số COD ( nhu cầu oxi hóa hóa học ). COD ở đây rất cao có thể từ một vài nghìn lên tới hàng chục nghìn ppm.

Đối với các giải pháp xử lý chất hữu cơ thông thường bằng vi sinh vật hoàn toàn không thể giải quyết được.

Giải pháp

Một số giải pháp để xử lý nước thải này vẫn được sử dụng như oxi hóa bậc cao, hấp phụ… Tuy nhiên, vấn đề cốt lõi là cần nắm được nguồn gốc phát sinh COD tức là nguồn gốc của các chất hữu cơ khó phân hủy. Thông thường, các chất này được sinh ra từ các hóa chất tẩy rửa, phần lớn chúng là các dung môi tan trong nước. Một số loại có thể xử lý bằng vi sinh vật yếm khí, một số khác chỉ có thể sử dụng các tác nhân oxi hóa để phân cắt. 

3. Nước thải xi mạ

Một nhà máy xi mạ thông thường thải ra khối lượng nước không lớn. Tuy nhiên tính chất của nước thải lại rất phức tạp và nguy hiểm.

Vấn đề - Kim loại nặng

Quá trình mạ kim loại thường sẽ không mạ với một loại kim loại mà sẽ mạ thành nhiều lớp kim loại khác nhau. Ở giai đoạn tìm hiểu và xây dựng dây truyền ban đầu, nếu có biện pháp phân tách riêng biệt từng loại thì giai đoạn xử lý nước thải phía sau sẽ tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, đa phần nước thải các nhà máy xi mạ được thu gom tập chung lại. Một số loại kim loại sẽ thành khó xử lý khi thu gom tập trung như Crom, Niken, nhôm…

Giải pháp

Giải pháp tối ưu là tách và xử lý riêng từng dòng thải ngay từ ban đầu. Sử dụng từng dài pH hydroxit hóa phù hợp với từng loại kim loại hoặc oxi hóa bậc cao đối với Crom. Trong một số trường hợp cần tối ưu hóa việc xử lý kim  loại, người xử lý cần sử dụng thêm các hợp chất tạo phức thuận tiện cho việc tách riêng kim loại ra khỏi nước thải.

 

 

4. Nước thải thực phẩm

Ngành sản xuất thực phẩm cũng tạo ra một lượng nước thải rất lớn từ hoạt động sản xuất. Một số tiêu biểu như: sản xuất bia rượu, sản xuất bánh kẹo, sản xuất đồ đóng hộp, sản xuất nước uống đóng chai…

Vấn đề - BOD 

Do đặc thù sản xuất, tính chất nước thải cũng mang những đặc điểm tương đương là chứa nhiều các chất hữu cơ nhất là các hydratcacbon – nguyên nhân gây ra chỉ số BOD rất cao ( nhu cầu oxi hóa sinh học )

Giải pháp

BOD được xử lý đơn giản hơn COD, nó có thể giảm nhanh chóng nhờ hoạt động của các vi sinh vật, trường hợp BOD quá cao, sự can thiệp của các vi sinh vật kỵ khí là cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý khi sử dụng phương pháp này chính là xử lý mùi ( khí meetan) sinh ra từ quá trình phân giải kỵ khí.

 

 

 

5. Nước thải có TSS cao

Có một lượng lớn các loại nước thải có chứa thành phần chất rắn lơ lửng (TSS) cực kỳ cao cần được nhắc đến như nước thải giấy, nước thải dệt nhuộm, nước thải ngành thủy sản….

Vấn đề - TSS

Hàm lượng cao TSS có trong nước gây ra khó khăn cho giai đoạn xử lý phía sau, nó làm giảm DO gây khó khan cho quá trình xử lý cũng như chất lượng nước đầu ra

Giải pháp

Có rất nhiều giải pháp cho việc sử lý TSS tuy nhiên tùy thuộc vào hàm lượng TSS trong nước cũng như nguyên nhân gây ra chất rắn lơ lửng mà áp dụng biện pháp phù hợp. Một số biện pháp được liệt kê ra như sau:

  • Tuyển nổi, tuyển nổi siêu nông
  • Keo tụ tạo bông
  • Lắng
  • Lọc
  • Thẩm thấu ngược.