Xử lý nước thải khu công nghiệp

Xử lý nước thải khu công nghiệp


19/08/2019

XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

Kết quả hình ảnh cho xử lý nước thải khu công nghiệp

1.Giới thiệu chung

Khái niệm “khu công nghiệp” (KCN) xuất hiện trong các nước công nghiệp hoá từ cuối thế kỷ 19, như một công cụ để xúc tiến, lập kế hoạch và quản lý sự phát triển công nghiệp, từ những năm 70, số lượng các KCN tăng lên nhanh chóng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt trong các nước công nghiệp hoá, với tốc độ cao. Đến năm 1996, trong thế giới có khoảng 12000 KCN.

Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê,tính đến giữa năm 2006, Việt Nam đã có hơn 135 KCN được cấp phép hoạt động (chưa tính hàng trăm cụm công nghiệp nhỏ và vừa khác). Con số 135 chưa dừng lại, vì hiện tại vẫn có nhiều hồ sơ xin phép mở KCN gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Diện tích bình quân 1 KCN đạt khoảng 207 héc ta. Hiện số KCN đang hoạt động là 81/135 KCN, tỉ lệ diện tích cho thuê trong các KCN đạt bình quân 52%. Tính đến nay, đã có khoảng 4600 dự án đầu tư tại các KCN, trong đó số dự án đầu tư có vốn nước ngoài là 2200 dự án với tổng số vốn khoảng 17,7 tỉ USD; số dự án trong nước là 2400 dự án với tổng vốn đầu tư 116000 tỷ đồng. Tổng số lao động trực tiếp đang làm việc trong các KCN có trên 1 triệu người, và có hàng triệu lao động gián tiếp liên quan đến sựhoạt động của các KCN (cung ứng nguyên liệu, gia công dịch vụ…) (theo hanoimoi).

Hiện nay, hầu hết các KCN công nghiệp  được  quy  hoạch  và  vận  hành  đều  quan  tâm  rất  ít  đến  môi trường,  do  vậy đang  dần  phá huỷ nghiêm trọng môi truờng tại nhiều khu vực.Tác động môi trường của KCN phát sinh từ hai giai đoạn riêng biệt: giai đoạn quy hoạch và giai đoạn hoạt động. Khi quy hoạch KCN, các nhà quy hoạch thường chỉ xem xét việc sử dụng đất và phát triển từ quan điểm thuần về tiếp thị và kỹ thuật. Với cách làm này, vấn đề chi phí – hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng nhất, các nguồn tài nguyên quý giá thường bị bỏ qua. Trong giai đoạn hoạt động, việc tập trung các nhà máy công nghiệp không được quản lý tốt chính là nguồn gây ô nhiễm không khí và nươc thải trầm trọng cũng như gây tắc ngẽn giao thông, ô nhiễm tiếng ồn, gây tai nạn công nghiệp, v.v… 

Tuy nhiên, cho đến nay phần lớn các KCN ở nước ta đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung hoàn chỉnh và vận hành đúng quy trình, chỉcó một số ít KCN có trạm xử lý nước thải tập trung như: KCN Loteco (Đồng Nai), KCN Biên Hòa (Đồng Nai), KCN Nomura (Hải Phòng), KCN Nội Bài (Hải Phòng) và KCN Tân Tạo (TP. Hồ Chí Minh). Hầu hết nước thải của các nhà máy, xí nghiệp trong các KCN đều chưa được xử lý đúng mức trước khi thải ra môi trường xung quanh hoặc thải vào mạng lưới thoát nước chung. Kết quả là tải lượng ô nhiễm trên hệ thống các nguồn tiếp nhận ngày một gia tăng do khả năng tự làm sạch của nguồn có giới hạn. Do vậy nguồn nước trên các sông rạch xung quanh hoạt động của những KCN có dấu hiệu ô nhiễm và một vài kênh rạch đã bị ô nhiễm nặng, không còn đảm bảo cho bất cứ mục đích sử dụng. 

Do đó, nếu không áp dụng các phương án khống chế ô nhiễm thích hợp và hiệu quả thì các chất thải phát sinh sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe nhân dân trong khu vực.

2.Thành phần và tính chất nước thải đặc trưng

  Bảng 1:Bảng thông số ô nhiễm chi tiết nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước nước thải KCN Thạnh Đức - Long An

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH

 

6-9

2

COD

mg/l

600

3

BOD

mg/l

400

4

SS

mg/l

400

5

Clo dư

mg/l

2

6

Chì

mg/l

0.5

7

Crom(VI)

mg/l

0.1

8

Crom(III)

mg/l

1

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

30

10

Tổng N

mg/l

60

11

Tổng P

mg/l

20

12

Coliform

MPN/100ml

10000

Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải KCN Thạnh Đức – Long An

Bảng 2:Bảng thông số ô nhiễm chi tiết nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước nước thải KCN Phú Bài - Thừa Thiên Huế

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH

 

6-9

2

COD

mg/l

1000

3

BOD

mg/l

500

4

SS

mg/l

300

5

Tổng N

mg/l

60

6

Coliform

MPN/100ml

12000

(Nguồn: Kết quả phân tích nước thải đầu vào KCN Phú Bài – Thừa Thiên Huế)

Bảng 3:Bảng thông số ô nhiễm chi tiết nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước nước thải Khu Công Nghệ Cao

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Giá trị

1

pH

 

6-9

2

COD

mg/l

250

3

BOD

mg/l

80

4

SS

mg/l

600

5

Clo dư

mg/l

0.02

6

Chì

mg/l

0.5

7

Crom(VI)

mg/l

0.1

8

Crom(III)

mg/l

2

9

Dầu mỡ động thực vật

mg/l

2

10

Tổng N

mg/l

60

11

Tổng P

mg/l

10

12

Coliform

MPN/100ml

3.7x10^7

(Nguồn: Nước thải đầu vào hệ thống xửlý nước thải Khu Công Nghệ Cao, Quận 9, Tp.HCM)

Nhận xét: Nước thải của các KCN có thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau do đặc thù hoạt động của các nhà máy, ngành nghề hoạt động trong KCN, tuynhiên chúng có đặc điểm chung đó là các  thông  số ô  nhiễm  đều  vượt  quá  tiêu  chuẩn  kỹ thuật  quốc  gia  về  nước  thải  công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT). Với lưu  lượng xả thải lớn, nước thải KCN nếu không xử lý sẽ gây nguy hại đến môi trường, Vì thế việc xử lý nước thải KCN là một việc làm cần thiết, cần sự quan tâm đúng mực của các doanh nghiệp cũng như sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng trong việc bảo vệ môi trường.

3. Quy trình xử lý nước thải 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nước thải sau khi thu gom sẽ được đưa qua hệ thống lọc rác tĩnh trước khi đưa vào bể thu gom; mục đích của việc đưa nước vào bể thu gom là giúp cho ổn định lại dòng nước thải, ổn định lại các thông số ô nhiễm như: COD, BOD, TSS cũng như hàm lượng mỡ trong nước thải!

Sau đó nước sẽ được đưa vào hệ thống tuyển nổi siêu nông (DAF) nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng mỡ hòa tan trong nước, giúp cho những quá trình xử lý hóa lý, sinh học còn lại trong quy trình đạt hiệu quả cao nhất!

Sau đó nước sẽ được đưa vào hệ thống tuyển nổi siêu nông (DAF) nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng mỡ hòa tan trong nước, giúp cho những quá trình xử lý hóa lý, sinh học còn lại trong quy trình đạt hiệu quả cao nhất!

 

Quá trình xử lý sinh học sẽ giúp oxi hóa – lên men và xử lý hết các chỉ tiêu ô nhiễm như: COD, BOD, Nito, Photpho có trong nước thải.

Nước thải sau bể sinh học sẽ được đươc qua bể lắng lọc trước khi qua bể khử trùng để làm sạch nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Song song đó thì một lượng dư bùn của bể hiếu khí sẽ được hoàn lưu lại, một lượng khác bùn từ bể sinh học kỵ khí sẽ được bơm ra sân bơi bùn,, sau đó định kỳ sẽ có đơn vị đến xử lý phần bùn đó.

Với việc sử dụng quy trình công nghệ như trên sẽ giúp cho xử lý một cách triệt để nhất hàm lượng ô nhiễm có trong nước, đồng thời giúp giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.