Xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm

Xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm


10/07/2019

Nước thải thực phẩm là một trong những dạng nước thải phức tạp nhất!

Nước thải chế biến thực phẩm là nước thải từ các nhà máy như: sản xuất mì tôm, sản xuất cháo dinh dưỡng, sản xuất thức ăn nhanh, sữa và các sản phẩm từ sữa, rượu bia, dầu thực vật, chế biến thịt thuỷ sản, chế biến đồ hộp…

xu-ly-nuoc-thai-nganh-thuc-pham

Nước thải chế biến thực phẩm với đặc trưng là hàm lượng BOD cao (chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy bằng sinh học) gấp 15 đến 20 lần Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Hàm lượng COD gấp hơn 10 - 20 lần. Hàm lượng cặn lơ lửng, dầu mỡ và nitơ cao.

Do vậy, trước khi xây dựng quy trình hệ thống xử lý nước thải, cần tiến hành khảo sát, quan trắc thật kỹ để có thể nắm vững được những đặc điểm riêng biệt thì mới có thể đưa ra được quy trình xử lý phù hợp, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất! Các thông số ô nhiễm của một số nhà máy nước thải thực phẩm:

STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH - 4.6
2 BOD5 mg/l 900
3 COD mg/l 2300
4 TSS mg/l 408
5 Tổng Nitơ mg/l 14
6 Tổng Photpho mg/l 10.8

 (Nguồn: Kết quả mẫu nước thải Mì Nui Safaco)

STT THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
1 pH - 5.29
2 BOD5 mg/l 860 - 1150
3 COD mg/l 1050 - 2100
4 TSS mg/l 308 - 625
5 Dầu mỡ động thực vật mg/l 73 - 180
6 Tổng Nitơ mg/l 30 - 70
7 Tổng Photpho mg/l 5

(Nguồn: Nước thải Xí nghiệp Lương thực - Thực phẩm Mì ăn liền Colusa - Miliket)

Nước thải sau khi thu gom sẽ được đưa qua hệ thống lọc rác tĩnh trước khi đưa vào bể thu gom; mục đích của việc đưa nước vào bể thu gom là giúp cho ổn định lại dòng nước thải, ổn định lại các thông số ô nhiễm như: COD, BOD, TSS cũng như hàm lượng mỡ trong nước thải!

Sau đó nước sẽ được đưa vào hệ thống tuyển nổi siêu nông (DAF) nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng mỡ hòa tan trong nước, giúp cho những quá trình xử lý hóa lý, sinh học còn lại trong quy trình đạt hiệu quả cao nhất!

Sau đó nước sẽ được đưa vào hệ thống tuyển nổi siêu nông (DAF) nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng mỡ hòa tan trong nước, giúp cho những quá trình xử lý hóa lý, sinh học còn lại trong quy trình đạt hiệu quả cao nhất!

Quá trình xử lý sinh học sẽ giúp oxi hóa – lên men và xử lý hết các chỉ tiêu ô nhiễm như: COD, BOD, Nito, Photpho có trong nước thải.

Nước thải sau bể sinh học sẽ được đươc qua bể lắng lọc trước khi qua bể khử trùng để làm sạch nguồn nước trước khi thải ra môi trường. Song song đó thì một lượng dư bùn của bể hiếu khí sẽ được hoàn lưu lại, một lượng khác bùn từ bể sinh học kỵ khí sẽ được bơm ra sân bơi bùn,, sau đó định kỳ sẽ có đơn vị đến xử lý phần bùn đó.

Với việc sử dụng quy trình công nghệ như trên sẽ giúp cho xử lý một cách triệt để nhất hàm lượng ô nhiễm có trong nước, đồng thời giúp giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.